Nhà cái Ee88
Hệ thống tổ chức
Danh mục Tin tức
Lịch giảng
Tra cứu điểm
Bạn đọc quan tâm
- Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2023
- Thông báo tuyển sinh CKI, CKII, BSNT năm 2023
- Thông báo tuyển sinh đào tạo liên tục năm 2023
- Thông báo hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng, đăng ký ưu tiên xét tuyển và hồ sơ đăng ký xét tuyển liên thông chinh quy năm 2023
- Đề cương Tuyên truyền kỷ niệm 115 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (02/02/1908 - 02/02/2023)
- Hướng dẫn nhập học năm 2023
:::Thăm dò ý kiến:::
Khai mở “điểm nghẽn” từ chính sách đến thực tiễn tự chủ đại học
Đăng lúc: Thứ tư - 02/12/2020 08:18 - Người đăng bài viết: AdministratorNguồn tin: moet.gov.vn/
Phiên họp buổi sáng đề cập đến vấn đề thể chế tự chủ trong GDĐH; phiên buổi chiều tập trung vào vấn đề tự chủ tài chính trong GDĐH.
Các đại biểu dự hội thảo
Đã có một bước tiến dài
Tại đây, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình khẳng định, phát triển nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao đã được Đảng và Nhà nước xác định là một trong ba đột phá chiến lược quan trọng hàng đầu của đất nước thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ.
Trước những yêu cầu mới của thời đại, GDĐH nước ta cần phải có sự chuyển biến mạnh mẽ, đổi mới sáng tạo. Trong đó, tự chủ ĐH là điều kiện cần thiết để thực hiện các phương thức quản trị ĐH tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo.
Chỉ đạo hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, hơn 30 năm đổi mới, GDĐH Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về GDĐH từng bước hoàn thiện là hành lang pháp lý cho GDĐH phát triển, phù hợp với chủ trương, định hướng đổi mới của Đảng. Đặc biệt, có nhiều chính sách mới đã được hoạch định và thực thi như việc đẩy mạnh tự chủ cho các cơ sở GDĐH.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu chỉ đạo tại hội thảo
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, trong thời gian vừa qua, đổi mới GDĐH theo hướng tự chủ có thể nói là bước chuyển mang tính lịch sử. Quá trình tự chủ ĐH bắt đầu từ khi Thủ tướng Chính phủ có chủ trương thành lập hai ĐH quốc gia ở Hà Nội và TP.HCM, với tinh thần tự chủ ĐH. Vì vậy, hai cơ sở này thành lập theo nghị định của Chính phủ và có dấu quốc huy.
Sau đó, khái niệm quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của GDĐH lần đầu được đưa vào Luật Giáo dục năm 1998. Năm 2005, Chính phủ chỉ đạo thí điểm tự chủ ĐH nhưng còn gặp nhiều vướng mắc, trong đó có vấn đề tài chính.
Những năm tiếp theo đã có sự thay đổi là các dự án thành lập trường ĐH xuất sắc như ĐH Việt Đức, ĐH Việt Pháp, ĐH Việt Nhật, nhằm xây dựng những mô hình quản trị ĐH theo hướng tự chủ.
Trong nước còn có những mô hình của một số trường ĐH ngoài công lập và sự nỗ lực của một số trường công lập như Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM và hai ĐH quốc gia... Đây là một trong nhiều cơ sở quan trọng hình thành Nghị quyết 77/NQ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 24/10/2014 về thực hiện thí điểm tự chủ ĐH.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đánh giá, tự chủ đại học đã có bước tiến dài
Khi bắt đầu thực hiện Nghị quyết 77, tự chủ ĐH đã được xác định là con đường một chiều. Tinh thần đó lan tỏa rất nhanh ra hệ thống các trường ĐH, toàn xã hội, các cơ quan của Chính phủ, của Quốc hội. Nhằm luật hóa tinh thần tự chủ ĐH, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục giáo dục năm 2018 ra đời. Chất lượng giáo dục ĐH có những cải tiến rõ rệt khi nhiều trường ĐH nằm trong tốp 1.000 trường ĐH hàng đầu thế giới.
Theo Phó Thủ tướng, đây là một bước tiến rất dài; quan trọng là đã xác định đúng hướng và phải tiếp tục thực hiện quá trình dài trước mắt.
Báo cáo tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, từ năm 2014, đã có 23 cơ sở GDĐH bắt đầu thí điểm thực hiện tự chủ tương đối toàn diện theo Nghị quyết 77. Đến nay hầu hết các trường tham gia thí điểm tự chủ đều đã có bứt phá trong đào tạo và nghiên cứu, góp phần tạo diện mạo mới cho hệ thống GDĐH Việt Nam.
Một số chỉ số hoạt động của 23 cơ sở này: Tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng gần 10%; tỉ lệ tuyển được trong tuyển sinh ĐH/chỉ tiêu tăng từ 87% lên 92%; số chương trình đào tạo được kiểm định tăng từ 1 lên 100, bằng 30% chương trình đào tạo được kiểm định của toàn quốc; số công bố quốc tế (Scopus) tăng 10 lần; tổng thu và tổng chi hằng năm tăng khoảng 1,5 lần (mặc dù ngân sách nhà nước cấp giảm 2,1 lần); có 4 trường lọt vào bảng xếp hạng QS Asia 2021.
Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn báo cáo tại hội thảo
Tuy nhiên, lãnh đạo các cấp và đại biểu trong nước và quốc tế tham dự hội thảo đều thừa nhận, quá trình tự chủ ĐH tại Việt Nam đang có những “điểm nghẽn”. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, quản trị giáo dục ĐH ở Việt Nam bị phân mảnh trên nhiều bình diện, có nhiều khoảng cách giữa chính sách và thực thi, các cơ chế giải trình chưa hoàn thiện, các kết nối giữa cơ sở đào tạo và thị trường hạn chế, quản lý nhân sự học thuật bất cập.
Ông Christophe Lemiere, quản lý Chương trình Phát triển con người tại văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đánh giá GDĐH ở Việt Nam có tỉ lệ huy động nguồn lực công thấp và quá phụ thuộc vào học phí dẫn đến không bền vững.
Hiện nguồn thu của các cơ sở GDĐH có 80% đến từ học phí, thu từ nghiên cứu và các nguồn thu nhập khác rất thấp, trong bối cảnh nguồn thu từ ngân sách nhà nước giảm mạnh. Việc phân bổ nguồn lực công của Việt Nam cho giáo dục chỉ tầm 5% GDP, rất thấp so với các nước châu Á (trong đó chỉ dành 0,33% cho GDĐH).
Thực quyền Hội đồng trường và “bộ luật của trường”
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng chỉ đạo, hội thảo cần dân chủ thảo luận, tập trung vào một số nội dung.
Thứ nhất, các cơ sở GDĐH thực hiện quyền tự chủ phải có trách nhiệm giải trình theo quy định, vậy điều kiện thực hiện quyền này ra sao? Thứ hai, tiêu chuẩn về quyền tự chủ học thuật, trong hoạt động chuyên môn. Thứ ba, về quyền tự chủ trong tổ chức và nhân sự sao cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu đổi mới, giữa kế thừa và phát triển. Thứ tư, đặc biệt rất cần hoàn thiện và mẫu mực về quyền tự chủ trong tài chính và tài sản; chính sách thu hút các nhà đầu tư phát triển, chính sách học phí, học bổng đối với người học.
Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định, kết quả hội thảo sẽ góp phần cung cấp cơ sở, lý luận thực tiễn cho Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong việc thực hiện chức năng giám sát và quyết định các chính sách phát triển GDĐH, hoàn thiện hành lang pháp lý cho phát triển GDĐH hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Từ góc nhìn của cơ quan lập pháp, giám sát, ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khẳng định, nếu không làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp, nếu Hội đồng trường không được giao thực quyền, chế độ minh bạch thông tin chưa được thiết lập, thì hiệu quả quản trị nhà trường, chất lượng ĐH và công bằng xã hội khó có thể được cải thiện, thậm chí công sản đã đầu tư vào các ĐH công lập có nguy cơ bị khai thác vì lợi ích riêng.
Theo ông Trần Đức Viên, Chủ tịch Hội đồng học viện, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, một trong những nguyên nhân dẫn đến vướng mắc do về phía cơ quan chủ quản của trường còn tâm lý “ôm”, chưa sẵn sàng giao tự chủ, trong khi nhiều trường vốn quen được ngân sách “nuôi”, nay phải gánh hai chữ “tự chủ” nên chưa sẵn sàng nhập cuộc.
Bà Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội nhận định, có lẽ do quá quen thuộc với việc được “cầm tay chỉ việc” hướng dẫn chi tiết, ám ảnh bởi cơ chế xin-cho và có lẽ cả lo sợ bị làm sai, phải chờ hướng dẫn cụ thể nên giờ đây, khi các cơ hội được tự chủ, tự quyết định và tự nắm vận mệnh của chính mình đang mở ra thì một số cơ sở GDĐH vẫn còn dè dặt và chờ đợi sự hướng dẫn từ phía cơ quan quản lý nhà nước.
Còn GS.TS Nguyễn Hữu Đức, nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, những vướng mắc hiện nay chủ yếu là vấn đề kỹ thuật. Tự chủ không phải đơn thuần là tập trung vào yếu tố tự chủ cho cơ sở GDĐH, tăng quyền cho hiệu trưởng mà cần trao thêm quyền tự chủ cho các nhà khoa học, cho giảng viên...
Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội Phan Thanh Bình phát biểu tại hội thảo
Trao đổi với các đại biểu, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, tự chủ ĐH phải xây dựng một mô hình quản trị tiên tiến; luôn luôn phải gắn liền với giải trình với toàn xã hội. Tự chủ ĐH không có nghĩa là Nhà nước không đầu tư tiền nữa, không có nghĩa là buông lỏng quản lý nhà nước, cũng không được làm giảm cơ hội tiếp cận GDĐH.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc lại, có 2 việc rất quan trọng để thực hiện tự chủ theo đúng hướng và đúng quy luật. Thứ nhất, phải có Hội đồng trường thực quyền theo đúng quy định của pháp luật. Hoạt động theo cơ chế tập thể, Hội đồng trường sẽ ngăn chặn được những ý kiến cực đoan, nguy cơ sai phạm trong quá trình thực hiện tự chủ ĐH. “Mô hình Hội đồng trường hiện nay thể hiện tư duy chúng ta không học tập, sao chép bất kỳ mô hình của nước nào nhưng phù hợp với xu thế thế giới và điều kiện trong nước”, Phó Thủ tướng nói.
Thứ hai, các trường đều phải xây dựng một bộ quy chế hoạt động đầy đủ, chi tiết theo quy định của pháp luật giống như “một bộ luật của trường” và phải công khai cho sinh viên, giáo viên, người lao động trong trường, và người dân quan tâm có thể cho ý kiến và giám sát. Hiện tại, đã có những trường như ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế quốc dân… xây dựng bộ quy chế hoạt động và các trường khác có thể tham khảo.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, Chính phủ sẽ chắt lọc và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền để tiếp tục điều chỉnh về hành lang pháp lý, cơ chế chính sách, tổ chức kiểm tra giám sát trong quá trình thực hiện tự chủ ĐH.
Những vấn đề liên quan đến sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục ĐH cần có sự chuẩn bị rất kỹ cả về nội dung, thời gian và các bước thực hiện, đánh giá tác động. Còn đối với những vấn đề dưới luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo theo tinh thần khuyến khích, thúc đẩy tự chủ ĐH, đẩy nhanh việc điều chỉnh, sửa đổi những bất cập, hạn chế trong các văn bản dưới luật.
Tại hội thảo, đại diện Bộ GDĐT, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn kiến nghị: Quốc hội quan tâm sửa đổi, bổ sung các luật, từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản luật đồng bộ cho tự chủ ĐH. Về phía Chính phủ, chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung các nghị định hướng dẫn để đồng bộ với Luật 34 và Nghị định 99, chẳng hạn như: cơ chế tài chính, đặt hàng đào tạo, khoa học và công nghệ, quản lý tài sản công, tuyển dụng người nước ngoài. Ngoài ra, tăng tỉ trọng đầu tư ngân sách Nhà nước cho GDĐH. Thành lập Ban Chỉ đạo về tự chủ ĐH và Bộ GDĐT là thường trực. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan quản lý trực tiếp hướng dẫn các cơ sở GDĐH trực thuộc sớm thành lập, kiện toàn hội đồng trường và các vị trí lãnh đạo chủ chốt theo quy định của Luật số 34 và Nghị định 99. Đối với cơ sở GDĐH, cần nâng cao năng lực quản lý và hiểu biết pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý. Hoàn thiện hệ thống văn bản, quy chế nội bộ, phân cấp mạnh tới các đơn vị chuyên môn. Nhanh chóng hoàn thiện tổ chức bộ máy (hội đồng trường, ban giám hiệu). Tăng cường công khai, minh bạch, dân chủ cơ sở trong mọi hoạt động. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thực hiện tự chủ trong giai đoạn tới. Bộ GDĐT đẩy nhanh xây dựng, ban hành các quy chế, quy định, cẩm nang hướng dẫn. Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về GDĐH, thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong quản lý GDĐH. Hỗ trợ nâng cao năng lực các cơ sở GDĐH qua các đề án, dự án. Mặt khác, tăng cường công tác thanh tra, giám sát và quản lý chất lượng. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đổi mới và tự chủ ĐH và thành lập Ban chỉ đạo triển khai tự chủ ĐH. |
hà nội, ủy ban, văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, quốc hội, phối hợp, cơ sở, đại học, tổ chức, hội thảo, tự chủ
Những tin mới hơn
- Bộ trưởng Bộ Y tế: Đại học Y Dược Thái Bình cần đổi mới mạnh mẽ, toàn diện (22/12/2020)
- Công bố Quyết định công nhận Hội đồng trường, Chủ tịch Hội đồng trường và khánh thành Trung tâm thực hành tiền lâm sàng (23/12/2020)
- Thông báo về việc đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2021 (07/01/2021)
- Nhà cái Ee88 công bố quyết định công nhận Hội đồng Trường và khánh thành Trung tâm thực hành tiền lâm sàng (22/12/2020)
- Lễ tuyên truyền công tác phòng, chống ma túy năm 2020 (14/12/2020)
- Gặp mặt tân sinh viên thủ khoa ngành Y, Dược các tỉnh phía Bắc năm học 2020 - 2021 (04/12/2020)
- Đoàn công tác Nhà trường tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử tại các tỉnh vùng núi phía Bắc (09/12/2020)
- Thông báo Kết luận của Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long tại cuộc họp với Chủ tịch Hội đồng trường và Hiệu trưởng các Trường Đại học Y, Dược trực thuộc Bộ (04/12/2020)
Những tin cũ hơn
- Hội thảo Giáo dục 2020: Tự chủ trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến thực tiễn (01/12/2020)
- Đại hội Hội Cựu giáo chức lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (27/11/2020)
- Các hoạt động chào mừng 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2020) (24/11/2020)
- Chương trình kỷ niệm 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2020) (22/11/2020)
- Đoàn TN - Hội SV Nhà trường phát động ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại do thiên tai (19/11/2020)
- Nhà cái Ee88 tham dự hội nghị Giáo dục y khoa lần thứ IV (19/11/2020)
- Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Y tế gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo hoạt động trong các cơ sở đào tạo nhân lực y tế trong cả nước (15/11/2020)
- Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế (15/11/2020)
Tuần 20, năm học 2023-2024: Từ 26/11 đến 03/12/2023
|
Thông tin tuyển sinh
- Danh sách thí sinh dự tuyển ngành Điều dưỡng trình độ đại học liên thông từ trình độ cao đẳng hình thức vừa làm vừa học năm 2023
- Quyết định về việc ban hành Đề án tuyển sinh trình độ đại học liên thông từ trình độ cao đẳng
- Thông báo về việc nhận đơn xin phúc khảo tuyển sinh Sau đại học năm 2023
- Hướng dẫn Tân sinh viên nhập học Online
- Hướng dẫn nhập học năm 2023
- Danh sách thí sinh trúng tuyển các ngành hệ đại học chính quy năm 2023
- Thông báo điểm trúng tuyển các ngành trình độ đại học năm 2023
- Danh sách thí sinh trúng tuyển liên thông năm 2023
Tuyển sinh Sau đại học
:::Video hoạt động:::
- Số: Thông báo về việc bán thanh lý câu Keo trồng tại Ký túc xá sinh viên và Thể thao đa năng
Tên: (Thông báo về việc bán thanh lý câu Keo trồng tại Ký túc xá sinh viên và Thể thao đa năng)
Ngày BH: (22/10/2023)
- Số: Nghị quyết Ban hành Quy định hướng dẫn một số hoạt động giám sát của Hội đồng trường
Tên: (Nghị quyết Ban hành Quy định hướng dẫn một số hoạt động giám sát của Hội đồng trường)
Ngày BH: (11/10/2023)
- Số: Nghị quyết Sửa đổi một số nội dung trong cơ cấu tổ chức thuộc Quy chế Tổ chức và hoạt động
Tên: (Nghị quyết Sửa đổi một số nội dung trong cơ cấu tổ chức thuộc Quy chế Tổ chức và hoạt động)
Ngày BH: (11/10/2023)
Tin tức Đào tạo
Thống kê
- Đang truy cập: 251
- Khách viếng thăm: 242
- Máy chủ tìm kiếm: 9
- Hôm nay: 0
- Tháng hiện tại: 1848340
- Tổng lượt truy cập: 37305316
Ý kiến bạn đọc