Nhà cái Ee88
Hệ thống tổ chức
Danh mục Tin tức
Lịch giảng
Tra cứu điểm
Bạn đọc quan tâm
- Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2023
- Thông báo tuyển sinh CKI, CKII, BSNT năm 2023
- Thông báo tuyển sinh đào tạo liên tục năm 2023
- Thông báo hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng, đăng ký ưu tiên xét tuyển và hồ sơ đăng ký xét tuyển liên thông chinh quy năm 2023
- Đề cương Tuyên truyền kỷ niệm 115 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (02/02/1908 - 02/02/2023)
- Hướng dẫn nhập học năm 2023
:::Thăm dò ý kiến:::
» Tin Tức » Thông tin phòng chống Dịch bệnh Covid-19
Nguồn tin: moh.gov.vn
Hãy cùng trò chuyện để phòng, chống trầm cảm
Đăng lúc: Thứ sáu - 14/04/2017 21:01 - Người đăng bài viết: AdministratorNguồn tin: moh.gov.vn
Đây là thông điệp của Lễ Mít tinh hưởng ứng ngày Sức khỏe thế giới năm 2017 được tổ chức vào sáng nay ngày 7/4/2017 tại trường Trung học cơ sở Đoàn Thị Điểm, Hà Nội.
GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi lễ mít tinh
Buổi lễ mít tinh có sự tham dự của GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế; TS. Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; TS. Lokky Wai, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới; đại diện Lãnh đạo các Bộ/ngành/ các cơ quan Trung ương, các tổ chức quốc tế; Lãnh đạo các Vụ/Cục của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo; cùng toàn thể các thầy cô giáo và các em học sinh trường Trung học sở sở Đoàn Thị Điểm; các cơ quan truyền hình thông tấn Trung ương, Hà Nội đã về dự và đưa tin cho sự kiện.
Toàn cảnh buổi Lễ
Toàn cảnh buổi Lễ
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp, là nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng tàn tật, làm cho hàng triệu người bị giảm hoặc mất sức lao động tại Việt Nam. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính năm 2015 Việt Nam có hơn 3,5 triệu người bị rối loạn trầm cảm, chiếm 4% dân số. Tất cả mọi người đều có thể mắc trầm cảm, tuy nhiên rối loạn này xảy ra ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới. Có 3 nhóm tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn là học sinh và thanh thiếu niên, phụ nữ trước, sau sinh và người cao tuổi. Trầm cảm luôn nằm trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở mọi nhóm tuổi, kể cả nhóm dưới 15 tuổi. Theo kết quả nghiên cứu năm 2008 ở Việt Nam, gánh nặng bệnh tật do trầm cảm đo bằng DALY (số năm sống điều chỉnh theo mức độ bệnh tật) chiếm tới 12% tổng gánh nặng bệnh tật ở nữ giới. Trầm cảm cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng tàn tật ở nữ giới - chiếm tới 29% tổng số năm sống với khuyết tật do mọi nguyên nhân và nguyên nhân thứ 2 gây gánh nặng tàn tật ở nam giới.
Phát biểu khai mạc buổi lễ, GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: học sinh và thanh thiếu niên là nhóm có nguy cơ cao bị rối loạn trầm cảm vì vậy nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho các em. Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế trong thời gian qua, công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung ở nước ta đã từng bước được quan tâm, tuy nhiên đối với hoạt động phòng, chống trầm cảm nói riêng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Các chương trình can thiệp mới chỉ triển khai thí điểm tại một số địa phương trên quy mô nhỏ. Do đó hiện nay hầu hết những người bị trầm cảm trong cộng đồng vẫn chưa được phát hiện, chưa được quản lý điều trị và chăm sóc đầy đủ, đồng thời đa số người dân còn chưa có hiểu biết đúng về bệnh này dẫn đến kỳ thị, phân biệt đối xử với người rối loạn trầm cảm
Các em học sinh tham gia đồng diễn tại lễ mít tinh
Tại buổi lễ đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục quan tâm chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe, có các quy định, hướng dẫn cụ thể để xây dựng trường học nâng cao sức khỏe, giúp các em thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường hoạt động thể chất, được trang bị kỹ năng sống, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau đồng thời quản lý sức khỏe, phát hiện sớm những trường hợp nguy cơ để tư vấn, giúp đỡ kịp thời và phối hợp với cơ sở y tế và gia đình để chăm sóc sức khỏe cho các em. Đồng thời đề nghị Tổ chức Y tế thế giới, các cơ quan, tổ chức quốc tế và trong nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan để phối hợp, hỗ trợ, cùng chung tay phòng, chống trầm cảm nói riêng và chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung, vì một Việt Nam khỏe mạnh.
Để dự phòng và kiểm soát trầm cảm hiệu quả, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị ngành Y tế cần đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông làm cho người dân có nhận thức đúng về trầm cảm, cách nhận biết, phát hiện sớm để đi khám, tư vấn và điều trị kịp thời, biết cách hỗ trợ, giúp đỡ, tạo môi trường hòa nhập và không kỳ thị, phân biệt đối xử với người có rối loạn trầm cảm; Phối hợp triển khai các chính sách, chương trình nâng cao sức khỏe tâm thần phù hợp với các nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao như học sinh và thanh thiếu niên, phụ nữ trước và sau sinh và người cao tuổi, thông qua các mô hình trường học nâng cao sức khỏe, tăng cường kỹ năng sống, câu lạc bộ sức khỏe, chương trình tăng cường hoạt động thể lực cho người dân; Tiếp tục tăng cường năng lực hệ thống y tế tuyến cơ sở để cung cấp các dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, quản lý, tư vấn, chăm sóc cùng với phối hợp để phát triển các dịch vụ tâm lý trị liệu, phục hồi chức năng và hỗ trợ xã hội cho người mắc bệnh ở cộng đồng.
Để dự phòng và kiểm soát trầm cảm hiệu quả, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị ngành Y tế cần đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông làm cho người dân có nhận thức đúng về trầm cảm, cách nhận biết, phát hiện sớm để đi khám, tư vấn và điều trị kịp thời, biết cách hỗ trợ, giúp đỡ, tạo môi trường hòa nhập và không kỳ thị, phân biệt đối xử với người có rối loạn trầm cảm; Phối hợp triển khai các chính sách, chương trình nâng cao sức khỏe tâm thần phù hợp với các nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao như học sinh và thanh thiếu niên, phụ nữ trước và sau sinh và người cao tuổi, thông qua các mô hình trường học nâng cao sức khỏe, tăng cường kỹ năng sống, câu lạc bộ sức khỏe, chương trình tăng cường hoạt động thể lực cho người dân; Tiếp tục tăng cường năng lực hệ thống y tế tuyến cơ sở để cung cấp các dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, quản lý, tư vấn, chăm sóc cùng với phối hợp để phát triển các dịch vụ tâm lý trị liệu, phục hồi chức năng và hỗ trợ xã hội cho người mắc bệnh ở cộng đồng.
Khuyến cáo với cộng đồng: 1. Trầm cảm không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Bất kỳ ai cũng có thể mắc trầm cảm. 2. Để dự phòng trầm cảm: bạn hãy TRÒ CHUYỆN với mọi người bởi vì trò chuyện là một trong những biện pháp đơn giản nhất để phòng và điều trị trầm cảm. 3. Nếu bạn nghĩ rằng mình bị trầm cảm: Hãy tích cực giao tiếp với mọi người, hay chia sẻ với ai đó mà bạn tin cậy về cảm giác và suy nghĩ của mình. Bạn hãy tiếp tục làm việc tích cực tập luyện thể dục thể thao, đồng thời tránh sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện. 4. Khi cần trợ giúp chuyên môn: Hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được cán bộ y tế hướng dẫn, tư vấn về sức khỏe. |
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://www.farepubblicita.com là vi phạm bản quyền
Từ khóa:
thông điệp, mít tinh, hưởng ứng, sức khỏe, thế giới, tổ chức, trường trung, cơ sở, đoàn thị điểm
Những tin mới hơn
- Hội nghị tăng cường công tác phối hợp Một Sức khỏe tại Việt Nam (12/07/2017)
- Phó Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng dịch sốt xuất huyết (30/07/2017)
- Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng chống sốt xuất huyết (27/08/2017)
- Thủ tướng Chính phủ đề ra 5 giải pháp phát triển BHYT (04/07/2017)
- Bộ Y tế đình chỉ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng (29/06/2017)
- Đại hội đồng Y tế thế giới lần thứ 70 tại Geneva (31/05/2017)
- Bộ Y tế bàn giao 7 bác sĩ trẻ chuyên khoa I về công tác tại huyện nghèo (29/06/2017)
- Hội thảo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) (31/05/2017)
Những tin cũ hơn
- Bộ Y tế khai trương Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia (28/03/2017)
- Bộ Y tế đề nghị nâng mức cảnh báo dịch lên mức cao hơn (13/03/2017)
- Dịch bệnh do virus Zika sẽ tiếp tục bùng phát (24/10/2016)
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do virus Zika (05/04/2016)
- Bệnh do virus Zika một số đặc điểm cập nhật (05/04/2016)
- Hướng dẫn công tác truyền thông y tế năm 2016 (05/04/2016)
Tuần 20, năm học 2023-2024: Từ 26/11 đến 03/12/2023
|
Thông tin tuyển sinh
- Danh sách thí sinh dự tuyển ngành Điều dưỡng trình độ đại học liên thông từ trình độ cao đẳng hình thức vừa làm vừa học năm 2023
- Quyết định về việc ban hành Đề án tuyển sinh trình độ đại học liên thông từ trình độ cao đẳng
- Thông báo về việc nhận đơn xin phúc khảo tuyển sinh Sau đại học năm 2023
- Hướng dẫn Tân sinh viên nhập học Online
- Hướng dẫn nhập học năm 2023
- Danh sách thí sinh trúng tuyển các ngành hệ đại học chính quy năm 2023
- Thông báo điểm trúng tuyển các ngành trình độ đại học năm 2023
- Danh sách thí sinh trúng tuyển liên thông năm 2023
Tuyển sinh Sau đại học
:::Video hoạt động:::
Hoạt động nổi bật giữa hai Hội Hữu nghị Việt Nam Campuchia " Ươm mầm hữu nghị "
- Số: Thông báo về việc bán thanh lý câu Keo trồng tại Ký túc xá sinh viên và Thể thao đa năng
Tên: (Thông báo về việc bán thanh lý câu Keo trồng tại Ký túc xá sinh viên và Thể thao đa năng)
Ngày BH: (22/10/2023)
- Số: Nghị quyết Ban hành Quy định hướng dẫn một số hoạt động giám sát của Hội đồng trường
Tên: (Nghị quyết Ban hành Quy định hướng dẫn một số hoạt động giám sát của Hội đồng trường)
Ngày BH: (11/10/2023)
- Số: Nghị quyết Sửa đổi một số nội dung trong cơ cấu tổ chức thuộc Quy chế Tổ chức và hoạt động
Tên: (Nghị quyết Sửa đổi một số nội dung trong cơ cấu tổ chức thuộc Quy chế Tổ chức và hoạt động)
Ngày BH: (11/10/2023)
Tin tức Đào tạo
Thống kê
- Đang truy cập: 222
- Khách viếng thăm: 208
- Máy chủ tìm kiếm: 14
- Hôm nay: 0
- Tháng hiện tại: 1848340
- Tổng lượt truy cập: 37304390
Ý kiến bạn đọc