Nhà cái Ee88
Hệ thống tổ chức
Danh mục Tin tức
Lịch giảng
Tra cứu điểm
Bạn đọc quan tâm
- Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2023
- Thông báo tuyển sinh CKI, CKII, BSNT năm 2023
- Thông báo tuyển sinh đào tạo liên tục năm 2023
- Thông báo hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng, đăng ký ưu tiên xét tuyển và hồ sơ đăng ký xét tuyển liên thông chinh quy năm 2023
- Đề cương Tuyên truyền kỷ niệm 115 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (02/02/1908 - 02/02/2023)
- Hướng dẫn nhập học năm 2023
:::Thăm dò ý kiến:::
» Tin Tức » Thông tin phòng chống Dịch bệnh Covid-19
COVID-19 và các đột biến mới
Đăng lúc: Thứ hai - 17/05/2021 20:24 - Người đăng bài viết: Đỗ Khánh ToànTác giả bài viết: Hoàng Văn Thuấn - Phòng HTQT (NCS Viện nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm Địa Trung Hải, Cộng hòa Pháp)
Từ khi xuất hiện, SARS-CoV-2 (nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp cấp tính COVID-19) đã lan rộng trên toàn thế giới. COVID-19 đã gây ra ảnh hưởng và gián đoạn chưa từng có đối với xã hội loài người. Đại dịch này đã lây nhiễm cho hơn 160 triệu người và cướp đi sinh mạng của hơn 3 triệu bệnh nhân (//www.worldometers.info/coronavirus/). Biểu hiện của bệnh COVID-19 rất đa dạng, từ không có triệu chứng đến các thể nghiêm trọng và tử vong. Đặc biệt là người già và người có các bệnh lý mạn tính rất dễ bị biến chứng nặng khi mắc bệnh [1,2]. Một trong những khó khăn để kiểm soát đại dịch là khả năng đột biến để thích nghi của virus SARS-CoV-2.
Virus SARS-CoV-2 biến chủng không ngừng thành nhiều biến thể (ảnh VOV.VN)
Sự đa dạng về bộ gen của SARS-CoV-2 ban đầu được báo cáo là rất thấp, nhưng do sự tích lũy dần các đột biến trong quá trình sao chép và lây lan của virus, có rất nhiều biến thể của SARS-CoV-2 được ghi nhận từ mùa hè năm 2020. Tính đến nay đã có khoảng 46.000 thể đột biến được ghi nhận ().
Vào cuối tháng 12 năm 2020, các biến thể mới nguy hiểm hơn xuất hiện, đặc biệt là những biến thể lần đầu tiên được mô tả ở Anh (có tên 20I / 501Y.V1 hoặc B.1.1.7), Nam Phi (20H / 501Y.V2 hoặc B.1.351) và Brazil (20J/501Y.V3 hay P. 1) [3] đã trở thành mối quan tâm lớn. Tổ chức Y tế Thế giới đã phân loại các chủng virus này là “đột biến gây quan ngại – variants of concerns - VOCs”. Thật vậy, protein đột biến của chúng vốn là mục tiêu của các phản ứng miễn dịch gây ra bởi các bệnh nhiễm trùng trước đó hoặc tiêm chủng vắc-xin có chứa một số thay thế hoặc loại bỏ axit amin, làm giảm độ nhạy cảm với kháng thể [4].
Các kết quả nghiên cứu cho thấy biến thể ở Anh có khả năng lây truyền cao hơn các chủng đã lưu hành trước đó, với khả năng lây truyền ước tính tăng lên đến 75% [5]. Biến thể Nam Phi cũng đang lan nhanh tại quốc gia này. Tính đến ngày 15 tháng 5 năm 2021, cả hai biến thể này đã lây lan ra lần lượt ở 128 và 84 nước trên toàn bộ các châu lục trên thế giới (). Biến thể SARS-CoV-2 - P.1 ban đầu được xác định ở Manaus, bang Amazonas, Brazil cũng đang lây lan ra 47 quốc gia khác nhau (). Mức độ nguy hiểm của các biến thể VOCs hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Các nghiên cứu phân tích mô hình dựa trên số liệu thu thập tại cộng đồng cho thấy các biến thể này liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong [6-8]. Ngược lại, các nghiên cứu lâm sàng cho thấy các đột biến này không có mối liên quan đến mức độ nặng của bệnh trên những bệnh nhân nhập viện [9].
Gần đây, do ảnh hưởng của biến thể B.1.617, Ấn Độ đang ở làn sóng thứ hai của dịch COVID-19 và đang là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới. Những nghiên cứu ban đầu đã chỉ ra rằng biến thể này có tốc độ lây lan nhanh hơn nhiều so với các biến thể trước đó [10]. Tuy số lượng ca tử vong ghi nhận thường nhật tăng lên, nhưng tỷ lệ tử vong (số ca tử vong trên tổng số ca mắc) tại Ấn Độ hiện tại không tăng so với đợt bùng phát dịch lần thứ nhất.
Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp các biến thể của SARS-CoV-2 có độc lực không cao, nhưng chúng lại có tốc độ lây lan nhanh hơn rất nhiều so với chủng virus ban đầu. Điều này có nghĩa là số lượng người mắc trong quần thể cũng gia tăng đồng nghĩa với số lượng ca bệnh nặng và tử vong có thể cũng tăng theo, làm tăng gánh nặng cho nền y tế. Các biến thể và mối liên quan với khả năng lây nhiễm, mức độ nặng của bệnh cần được theo dõi chặt chẽ để có các giải pháp đối phó kịp thời và phù hợp. Hiện tại còn rất sớm để có các nghiên cứu lâm sàng với quy mô lớn về hiệu quả của vắc-xin đối với các biến thể mới. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, vắc-xin cần được xem là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Mặc dù vậy, những người được tiêm chủng vẫn có thể mang virus mà không có triệu chứng và có khả năng truyền bệnh, mặc dù tải lượng vi rút không cao [11]. Do đó, các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng cần được thực hiện một cách tối đa.
Tài liệu tham khảo
1. WHO. SARS-CoV-2 variants. Available at:
2. Gautret P, Million M, Jarrot PA, et al. Natural history of COVID-19 and therapeutic options. Expert Rev Clin Immunol. 2020;16(12):1159-1184.
3. Faria NR. Genomic characterisation of an emergent SARS-CoV-2 lineage in Manaus: preliminary findings. Virological org. 2021.
4. Wang, P., Nair, M.S., Liu, L. et al. Antibody resistance of SARS-CoV-2 variants B.1.351 and B.1.1.7. Nature 593, 130–135 (2021). .
5. European Centre for Disease Prevention and Control. Risk Assessment: Risk related to the spread of new SARS-CoV-2 variants of concern in the EU/EEA – first update. Available at: .
6. Davies NG, Jarvis CI; CMMID COVID-19 Working Group, et al. Increased mortality in community-tested cases of SARS-CoV-2 lineage B.1.1.7. Nature. 2021. doi: 10.1038/s41586-021-03426-1.
7. Grint DJ, Wing K, Williamson E, et al. Case fatality risk of the SARS-CoV-2 variant of concern B.1.1.7 in England, 16 November to 5 February. Euro Surveill. 2021;26:2100256.
8. Challen R, Brooks-Pollock E, Read JM, et al. Risk of mortality in patients infected with SARS-CoV-2 variant of concern 202012/1: matched cohort study. BMJ. 2021 Mar 9;372:n579.
9. Frampton D, Rampling T, Cross A, et al. Genomic characteristics and clinical effect of the emergent SARS-CoV-2 B.1.1.7 lineage in London, UK: a whole-genome sequencing and hospital-based cohort study. Lancet Infect Dis. 2021:S1473-3099(21)00170-5.
10. Ranjan R, Sharma A, Verma MK. Characterization of the Second Wave of COVID-19 in India. medRxiv. doi: .
11. Levine-Tiefenbrun M, Yelin I, Katz R, Herzel E, Golan Z, Schreiber L, et al. Initial report of decreased SARS-CoV-2 viral load after inoculation with the BNT162b2 vaccine. Nat Med. 2021. doi: 10.1038/s41591-021-01316-7.
Vào cuối tháng 12 năm 2020, các biến thể mới nguy hiểm hơn xuất hiện, đặc biệt là những biến thể lần đầu tiên được mô tả ở Anh (có tên 20I / 501Y.V1 hoặc B.1.1.7), Nam Phi (20H / 501Y.V2 hoặc B.1.351) và Brazil (20J/501Y.V3 hay P. 1) [3] đã trở thành mối quan tâm lớn. Tổ chức Y tế Thế giới đã phân loại các chủng virus này là “đột biến gây quan ngại – variants of concerns - VOCs”. Thật vậy, protein đột biến của chúng vốn là mục tiêu của các phản ứng miễn dịch gây ra bởi các bệnh nhiễm trùng trước đó hoặc tiêm chủng vắc-xin có chứa một số thay thế hoặc loại bỏ axit amin, làm giảm độ nhạy cảm với kháng thể [4].
Các kết quả nghiên cứu cho thấy biến thể ở Anh có khả năng lây truyền cao hơn các chủng đã lưu hành trước đó, với khả năng lây truyền ước tính tăng lên đến 75% [5]. Biến thể Nam Phi cũng đang lan nhanh tại quốc gia này. Tính đến ngày 15 tháng 5 năm 2021, cả hai biến thể này đã lây lan ra lần lượt ở 128 và 84 nước trên toàn bộ các châu lục trên thế giới (). Biến thể SARS-CoV-2 - P.1 ban đầu được xác định ở Manaus, bang Amazonas, Brazil cũng đang lây lan ra 47 quốc gia khác nhau (). Mức độ nguy hiểm của các biến thể VOCs hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Các nghiên cứu phân tích mô hình dựa trên số liệu thu thập tại cộng đồng cho thấy các biến thể này liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong [6-8]. Ngược lại, các nghiên cứu lâm sàng cho thấy các đột biến này không có mối liên quan đến mức độ nặng của bệnh trên những bệnh nhân nhập viện [9].
Gần đây, do ảnh hưởng của biến thể B.1.617, Ấn Độ đang ở làn sóng thứ hai của dịch COVID-19 và đang là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới. Những nghiên cứu ban đầu đã chỉ ra rằng biến thể này có tốc độ lây lan nhanh hơn nhiều so với các biến thể trước đó [10]. Tuy số lượng ca tử vong ghi nhận thường nhật tăng lên, nhưng tỷ lệ tử vong (số ca tử vong trên tổng số ca mắc) tại Ấn Độ hiện tại không tăng so với đợt bùng phát dịch lần thứ nhất.
Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp các biến thể của SARS-CoV-2 có độc lực không cao, nhưng chúng lại có tốc độ lây lan nhanh hơn rất nhiều so với chủng virus ban đầu. Điều này có nghĩa là số lượng người mắc trong quần thể cũng gia tăng đồng nghĩa với số lượng ca bệnh nặng và tử vong có thể cũng tăng theo, làm tăng gánh nặng cho nền y tế. Các biến thể và mối liên quan với khả năng lây nhiễm, mức độ nặng của bệnh cần được theo dõi chặt chẽ để có các giải pháp đối phó kịp thời và phù hợp. Hiện tại còn rất sớm để có các nghiên cứu lâm sàng với quy mô lớn về hiệu quả của vắc-xin đối với các biến thể mới. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, vắc-xin cần được xem là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Mặc dù vậy, những người được tiêm chủng vẫn có thể mang virus mà không có triệu chứng và có khả năng truyền bệnh, mặc dù tải lượng vi rút không cao [11]. Do đó, các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng cần được thực hiện một cách tối đa.
Tài liệu tham khảo
1. WHO. SARS-CoV-2 variants. Available at:
2. Gautret P, Million M, Jarrot PA, et al. Natural history of COVID-19 and therapeutic options. Expert Rev Clin Immunol. 2020;16(12):1159-1184.
3. Faria NR. Genomic characterisation of an emergent SARS-CoV-2 lineage in Manaus: preliminary findings. Virological org. 2021.
4. Wang, P., Nair, M.S., Liu, L. et al. Antibody resistance of SARS-CoV-2 variants B.1.351 and B.1.1.7. Nature 593, 130–135 (2021). .
5. European Centre for Disease Prevention and Control. Risk Assessment: Risk related to the spread of new SARS-CoV-2 variants of concern in the EU/EEA – first update. Available at: .
6. Davies NG, Jarvis CI; CMMID COVID-19 Working Group, et al. Increased mortality in community-tested cases of SARS-CoV-2 lineage B.1.1.7. Nature. 2021. doi: 10.1038/s41586-021-03426-1.
7. Grint DJ, Wing K, Williamson E, et al. Case fatality risk of the SARS-CoV-2 variant of concern B.1.1.7 in England, 16 November to 5 February. Euro Surveill. 2021;26:2100256.
8. Challen R, Brooks-Pollock E, Read JM, et al. Risk of mortality in patients infected with SARS-CoV-2 variant of concern 202012/1: matched cohort study. BMJ. 2021 Mar 9;372:n579.
9. Frampton D, Rampling T, Cross A, et al. Genomic characteristics and clinical effect of the emergent SARS-CoV-2 B.1.1.7 lineage in London, UK: a whole-genome sequencing and hospital-based cohort study. Lancet Infect Dis. 2021:S1473-3099(21)00170-5.
10. Ranjan R, Sharma A, Verma MK. Characterization of the Second Wave of COVID-19 in India. medRxiv. doi: .
11. Levine-Tiefenbrun M, Yelin I, Katz R, Herzel E, Golan Z, Schreiber L, et al. Initial report of decreased SARS-CoV-2 viral load after inoculation with the BNT162b2 vaccine. Nat Med. 2021. doi: 10.1038/s41591-021-01316-7.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://www.farepubblicita.com là vi phạm bản quyền
Từ khóa:
xuất hiện, nguyên nhân, hô hấp, thế giới, ảnh hưởng, gián đoạn, xã hội, biểu hiện, triệu chứng, nghiêm trọng, tử vong, đặc biệt, biến chứng, khó khăn, kiểm soát, khả năng, thích nghi
Những tin mới hơn
- Nhật ký tình nguyện - Ngày đầu đến vùng tâm dịch (01/06/2021)
- Nhật ký tình nguyện - Ngày thứ hai tại vùng tâm dịch (02/06/2021)
- Nhật ký tình nguyện - Ngày 03/6 tại vùng tâm dịch (06/06/2021)
- Thông báo của Sở Y tế về việc hướng dẫn kiểm soát người ra, vào tỉnh Thái Bình trong phòng, chống dịch COVID-19 (01/06/2021)
- Thông báo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Nhà cái Ee88 về việc thực hiện điều chỉnh hướng dẫn kiểm soát người đến, vào tỉnh Thái Bình phòng, chống dịch COVID-19 (30/05/2021)
- Thông báo của Sở Y tế Thái Bình về việc hướng dẫn kiểm soát người đến, vào tỉnh Thái Bình, chống dịch bệnh COVID-19 (26/05/2021)
- Thông báo của BCĐ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Thái Bình về việc điều chỉnh hướng dẫn kiểm soát người đến, vào tỉnh Thái Bình phòng, chống dịch bệnh COVID-19 (29/05/2021)
- Thông báo của Ban chỉ đạo PCD Covid-19 tỉnh Thái Bình về việc hướng dẫn bổ sung về ra soát, truy vết, phân loại, cách ky, điều trị, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 và khoang vùng dịch (26/05/2021)
Những tin cũ hơn
- Thông báo khân số 05 của Ban chỉ đạo PCD COVID-19 tỉnh Thái Bình (14/05/2021)
- Thông báo về việc Nghiêm túc thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 (12/05/2021)
- Thông báo khân số 04 của Ban chỉ đạo PCD COVID-19 tỉnh Thái Bình (12/05/2021)
- Thông báo của Sở Y tế về việc ra soát, truy vết các đối tượng nguy cơ theo công điện 633/CĐ-BCĐQG (12/05/2021)
- Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long gửi Lời hiệu triệu phòng, chống dịch COVID-19 (12/05/2021)
- Thông báo của Sở Y tế về việc tiếp nhận, điều trị, hạn chế chuyển tuyến và tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 (11/05/2021)
- Thông báo của Sở Y tế về việc xử trí đối tượng cách ly khi có diễn biến bệnh lý (11/05/2021)
- Thủ tướng yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch COVID-19 (09/05/2021)
Tuần 20, năm học 2023-2024: Từ 26/11 đến 03/12/2023
|
Thông tin tuyển sinh
- Danh sách thí sinh dự tuyển ngành Điều dưỡng trình độ đại học liên thông từ trình độ cao đẳng hình thức vừa làm vừa học năm 2023
- Quyết định về việc ban hành Đề án tuyển sinh trình độ đại học liên thông từ trình độ cao đẳng
- Thông báo về việc nhận đơn xin phúc khảo tuyển sinh Sau đại học năm 2023
- Hướng dẫn Tân sinh viên nhập học Online
- Hướng dẫn nhập học năm 2023
- Danh sách thí sinh trúng tuyển các ngành hệ đại học chính quy năm 2023
- Thông báo điểm trúng tuyển các ngành trình độ đại học năm 2023
- Danh sách thí sinh trúng tuyển liên thông năm 2023
Tuyển sinh Sau đại học
:::Video hoạt động:::
Hoạt động nổi bật giữa hai Hội Hữu nghị Việt Nam Campuchia " Ươm mầm hữu nghị "
- Số: Thông báo về việc bán thanh lý câu Keo trồng tại Ký túc xá sinh viên và Thể thao đa năng
Tên: (Thông báo về việc bán thanh lý câu Keo trồng tại Ký túc xá sinh viên và Thể thao đa năng)
Ngày BH: (22/10/2023)
- Số: Nghị quyết Ban hành Quy định hướng dẫn một số hoạt động giám sát của Hội đồng trường
Tên: (Nghị quyết Ban hành Quy định hướng dẫn một số hoạt động giám sát của Hội đồng trường)
Ngày BH: (11/10/2023)
- Số: Nghị quyết Sửa đổi một số nội dung trong cơ cấu tổ chức thuộc Quy chế Tổ chức và hoạt động
Tên: (Nghị quyết Sửa đổi một số nội dung trong cơ cấu tổ chức thuộc Quy chế Tổ chức và hoạt động)
Ngày BH: (11/10/2023)
Tin tức Đào tạo
Thống kê
- Đang truy cập: 233
- Khách viếng thăm: 219
- Máy chủ tìm kiếm: 14
- Hôm nay: 0
- Tháng hiện tại: 1848340
- Tổng lượt truy cập: 37304325
Ý kiến bạn đọc