Nhà cái Ee88
Hệ thống tổ chức
Danh mục Tin tức
Lịch giảng
Tra cứu điểm
Bạn đọc quan tâm
- Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2023
- Thông báo tuyển sinh CKI, CKII, BSNT năm 2023
- Thông báo tuyển sinh đào tạo liên tục năm 2023
- Thông báo hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng, đăng ký ưu tiên xét tuyển và hồ sơ đăng ký xét tuyển liên thông chinh quy năm 2023
- Đề cương Tuyên truyền kỷ niệm 115 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (02/02/1908 - 02/02/2023)
- Hướng dẫn nhập học năm 2023
:::Thăm dò ý kiến:::
» Tin Tức » Quy chế công khai » Chuẩn đầu ra ngành Y Dược
(Ban hành kèm theo quyết định số 405.1/QĐ-YTB ngày 02 tháng 6 năm 2010
của Hiệu trưởng Trường Đại học Y Thái Bình)
Chuẩn đầu ra ngành Y Dược
Đăng lúc: Thứ năm - 10/04/2014 02:15 - Người đăng bài viết: administratorCÔNG BỐ CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH Y VÀ DƯỢC
(Ban hành kèm theo quyết định số 405.1/QĐ-YTB ngày 02 tháng 6 năm 2010
của Hiệu trưởng Trường Đại học Y Thái Bình)
I. TÊN NGÀNH VÀ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
1. Bác sĩ đa khoa (General doctor): Đại học
2. Bác sĩ Y học cổ truyền (Traditional doctor): Đại học
3. Bác sĩ Y học dự phòng (Public health doctor): Đại học
4. Cử nhân Điều dưỡng (Nursing): Đại học
5. Dược sĩ (Pharmacist): Đại học
II. YÊU CẤU VỀ KIẾN THỨC
A. BÁC SĨ ĐA KHOA
Trình bày và áp dụng được:
1. Những quy luật cơ bản về:
- Cấu tạo, hoạt động, chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý.
- Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
2. Những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.
3. Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
4. Phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
B. BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN
Trình bày và áp dụng được:
1. Những quy luật cơ bản về:
- Cấu tạo, hoạt động, chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý theo quan điểm y học cổ truyền.
- Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe bằng các phương pháp y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại.
- Lý luận cơ bản của y học Phương Đông.
2. Những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh theo y học cổ truyền kết hợp với các phương tiện của y học hiện đại.
3. Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
4. Phương pháp luận khoa học trong y học cổ truyền đối với công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
C. BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
Trình bày và áp dụng được:
1. Những quy luật cơ bản về cấu tạo, hoạt động, chức năng của con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý.
2. Những kiến thức cơ bản về y học dự phòng trong việc xác định các yếu tố tác động của môi trường tự nhiên, xã hội, nghề nghiệp đến sức khoẻ của cộng đồng.
3. Những nguyên tắc cơ bản về cách phát hiện, biện pháp can thiệp và dự phòng các vấn đề sức khoẻ của cộng đồng.
4. Luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc sức khoẻ, nâng cao sức khoẻ nhân dân.
5. Phương pháp luận khoa học trong nghiên cứu khoa học công nghệ của y học dự phòng.
D. CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG
Trình bày và áp dụng được:
1. Những quy luật cơ bản về:
- Cấu tạo, hoạt động, chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý.
- Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
2. Những nguyên tắc cơ bản về chăm sóc, chẩn đoán điều dưỡng và phòng bệnh.
3. Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
4. Phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
E. DƯỢC SĨ
- Có kiến thức vững vàng về khoa học cơ bản và y dược học cơ sở
- Có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cơ bản, kiến thức dược lâm sàng để cộng tác với bác sĩ y khoa hướng dẫn người bệnh hoặc nhân dân sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
- Luật pháp về sản xuất, sử dụng, lưu thông thuốc tân dược, đông dược.
- Có khả năng tự học vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
III VỀ KỸ NĂNG
A. BÁC SĨ ĐA KHOA
1. Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe, tổ chức chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
2. Đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp để chăm sóc, nâng cao sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường sức khoẻ cộng đồng và môi trường sức khoẻ.
3. Chẩn đoán và xử lý các bệnh thông thường và các trường hợp cấp cứu thông thường..
4. Chẩn đoán định hướng một số bệnh chuyên khoa.
5. Thực hiện được một số xét nghiệm đơn giản tại cộng đồng.
6. Chỉ định và đánh giá được một số xét nghiệm và kỹ thuật thăm dò chức năng cơ bản phục vụ cho chẩn đoán các bệnh thông thường.
7. Phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương công tác.
8. Đề xuất các biện pháp phòng chống dịch phù hợp và tham gia tổ chức phòng chống dịch.
9. Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng chống và chữa bệnh.
10. Có khả năng tự học để nâng cao trình độ, phấn đấu vươn lên.
11. Sử dụng tối thiểu một ngoại ngữ để đọc và hiểu tài liệu chuyên môn.
B. BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN
1. Khám và chữa một số bệnh và một số chứng bệnh thường gặp bằng y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại.
2. Phát hiện và xử lý ban đầu một số bệnh cấp cứu.
3. Chỉ định và hiểu rõ ý nghĩa một số xét nghiệm thường quy và một số xét nghiệm đặc hiệu cho các bệnh thường gặp.
4. Làm được các bệnh án y học cổ truyền và y học hiện đại bao gồm: Chẩn đoán nguyên nhân, bát cương, tạng phủ, dạnh bệnh theo Lý, Pháp, Phương dược (khi dùng thuốc); theo Lý, Pháp, Kinh, Huyệt (khi châm cứu xoa bóp) để điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân (biện chứng luận trị).
5. Làm được các thủ thuật điều trị như: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh, thực hành bệnh viện (băng bó vết thương, cố định tạm thời, tiêm chích, lấy bệnh phẩm, chọc dò, thụt tháo…) bằng y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại khi cần thiết.
6. Làm một số thủ thuật (Bộ Y tế cho phép) chăm sóc bệnh nhân tại nhà và phục hồi chức năng tại cộng đồng bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại.
7. Tham gia nghiên cứu khoa học và tiếp cận các vấn đề theo phương pháp luận của y học cổ truyền và y học hiện đại. Tham gia bồi dưỡng, đào tạo cán bộ y học cổ truyền.
8. Tham gia thực hiện giáo dục sức khỏe tại cộng đồng và trong các cơ sở y tế.
9. Tham gia ngăn chặn, bao vây, dập tắt dịch bằng phương pháp y học cổ truyền và y học hiện đại.
10. Tham gia và thực hiện các chương trình giáo dục sức khoẻ, công tác dự phòng tại các cơ sở y tế nhất là chương trình y học cổ truyền như thừa kế, xã hội hoá y học cổ truyền, chăm sóc sưc khoẻ ban đầu.
11. Tham gia điều tra theo dõi để hiểu rõ tình hình sức khoẻ, dịch bệnh, các chỉ số sức khoẻ và thực trạng y học cổ truyền tại địa phương, đồng thời thực hiện các biểu mẫu hồ sơ thống kê liên quan.
12. Lập kế hoạc giải quyết các vần đề sức khoẻ ưu tiên và kế hoạch thực hiện phát triển y học cổ truyền.
13. Huy động cộng đồng, lồng ghép liên ngành để thực hiện chương trình y học cổ truyền và công tác sức khoẻ.
14. Tham gia giám sát và đánh giá các công tác y học cổ truyền tại địa phương.
15. Có khả năng tự học để nâng cao trình độ, phấn đấu vươn lên.
16. Sử dụng tối thiểu một ngoại ngữ để đọc và hiểu tài liệu chuyên môn
C. BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
1. Tổ chức và thực hiện được hoạt động tư vấn, giáo dục sức khoẻ trong chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân.
2. Thực hiện các kỹ thuật giám sát và đánh giá tác động môi trường, đề xuất các giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường.
3. Phát hiện các vấn đề về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và đề xuất các giải pháp can thiệp thích hợp.
4. Tổ chức và theo dõi quản lý sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp ở các ngành nghề khác nhau.
5. Tham gia giám sát, phát hiện sớm các bệnh dịch phổ biến và tổ chức phòng chống dịch.
6. Tham gia lập kế hoạch, tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động các dự án chương trình quốc gia về y tế dự phòng.
7. Tham gia chẩn đoán, xử trí cấp cứu các bệnh thông thường và một số bệnh chuyên khoa.
8. Thực hiện tập huấn, giám sát hỗ trợ cho y tế cơ sở và y tế dự phòng.
9. Tham gia thực hiện NCKH trong lĩnh vực y học và y học dự phòng.
10. Có khả năng tự học để nâng cao trình độ, phấn đấu vươn lên.
11. Sử dụng tối thiểu một ngoại ngữ, sử dụng và áp dụng được một số phần mềm công nghệ thông tin phục vụ cho quản lý NCKH.
D. CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG
1. Tổ chức thực hiện tốt y lệnh của bác sĩ, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý, phối hợp với bác sĩ để chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người bệnh.
2. Thực hiện được đầy đủ và thành thạo các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng.
3. Xây dựng, lập kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện quy trình điều dưỡng.
4. Làm tốt công tác quản lý ngành, tham gia tổ chức và đào tạo cán bộ điều dưỡng và nhân viên y tế.
5. Áp dụng y học cổ truyền trong công tác chăm sóc, phòng và chữa bệnh.
6. Tham gia phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương và đề xuất các biện pháp phối hợp nhằm phòng chống dịch.
7. Tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và cộng đồng.
8. Phối hợp thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường sưc khoẻ.
9. Có khả năng tự học để nâng cao trình độ, phấn đấu vươn lên, phấn đấu vươn lên.
10. Sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ để đọc và hiểu được tài liệu chuyên môn.
E. DƯỢC SĨ
1. Hướng dẫn xử dụng thuốc
- Hướng dẫn sử dụng thuốc thông thường chữa một số bệnh thường gặp trong cộng đồng.
- Tư vấn cho thầy thuốc chỉ định thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
- Thông tin thuốc cho cán bộ y tế, bệnh nhân và tham gia giáo dục cộng đồng về thuốc.
2. Bào chế, sản xuất thuốc
- Bào chế, sản xuất các loại thuốc thông thường và một số dạng thuốc mới.
- Chế biến một số vị thuốc cổ truyền thông thường.
3. Quản lý và cung ứng thuốc
- Tham gia vào việc đảm bảo chất lượng thuốc, cung ứng thuốc, một số dụng cụ y tế và mỹ phẩm.
- Thực hiện các văn bản pháp quy về dược.
- Tham gia lập, điều hành, triển khai kế hoạch về dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và các hoạt động chuyên môn về dược trong các chương trình y tế quốc gia.
4. Tự học và giúp đỡ đồng nghiệp
- Sử dụng tối thiểu một ngoại ngữ để đọc và hiểu tài liệu chuyên môn
- Có khả năng tự học để nâng cao trình độ, phấn đấu vươn lên.
- Cập nhật các kiến thức về y dược học và về các lĩnh vực có liên quan. Tham gia nghiên cứu khoa học và tham khảo tài liệu chuyên môn bằng tiếng nước ngoài.
- Phối hợp với đồng nghiệp tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn được giao. Hướng dẫn và giúp đỡ cán bộ trung học và sơ học về chuyên môn dược.
IV. YÊU CẦU VỀ THÁI ĐỘ
1. Tận tuỵ với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.
2. Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.
3. Trung thực, khách quan, khiêm tốn, có tinh thần học tập vươn lên.
4. Coi trọng việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.
5. Lắng nghe ý kiến của cộng đồng về các nhu cầu sức khoẻ và giải pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khoẻ cộng đồng.
V. VỊ TRÍ CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP
Sau khi tốt nghiệp sinh viên thuộc các mã ngành trên có thể làm việc tại:
- Các Viện nghiên cứu, Trường đại học Y, Dược và các Trung tâm nghiên cứu y khoa
- Các Bệnh viện đa khoa và Bệnh viện chuyên ngành của Trung ương và Địa phương.
- Các Trung tâm y tế.
- Các Phòng khám khu vực.
- Các Trạm y tế xã, phường.
VI. KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI RA TRƯỜNG
Sau khi tốt nghiệp ra trường các Bác sĩ, Dược sĩ và Cử nhân Đại học điều dưỡng có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ theo những mức độ bằng cấp sau:
1. BÁC SĨ
- Chuyên khoa định hướng
- Chuyên khoa I.
- Chuyên khoa II
- Thạc sĩ
- Tiến sĩ
2. DƯỢC SĨ VÀ CỬ NHÂN ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG
- Thạc sĩ
- Tiến sĩ
1. Bác sĩ đa khoa (General doctor): Đại học
2. Bác sĩ Y học cổ truyền (Traditional doctor): Đại học
3. Bác sĩ Y học dự phòng (Public health doctor): Đại học
4. Cử nhân Điều dưỡng (Nursing): Đại học
5. Dược sĩ (Pharmacist): Đại học
II. YÊU CẤU VỀ KIẾN THỨC
A. BÁC SĨ ĐA KHOA
Trình bày và áp dụng được:
1. Những quy luật cơ bản về:
- Cấu tạo, hoạt động, chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý.
- Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
2. Những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.
3. Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
4. Phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
B. BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN
Trình bày và áp dụng được:
1. Những quy luật cơ bản về:
- Cấu tạo, hoạt động, chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý theo quan điểm y học cổ truyền.
- Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe bằng các phương pháp y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại.
- Lý luận cơ bản của y học Phương Đông.
2. Những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh theo y học cổ truyền kết hợp với các phương tiện của y học hiện đại.
3. Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
4. Phương pháp luận khoa học trong y học cổ truyền đối với công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
C. BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
Trình bày và áp dụng được:
1. Những quy luật cơ bản về cấu tạo, hoạt động, chức năng của con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý.
2. Những kiến thức cơ bản về y học dự phòng trong việc xác định các yếu tố tác động của môi trường tự nhiên, xã hội, nghề nghiệp đến sức khoẻ của cộng đồng.
3. Những nguyên tắc cơ bản về cách phát hiện, biện pháp can thiệp và dự phòng các vấn đề sức khoẻ của cộng đồng.
4. Luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc sức khoẻ, nâng cao sức khoẻ nhân dân.
5. Phương pháp luận khoa học trong nghiên cứu khoa học công nghệ của y học dự phòng.
D. CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG
Trình bày và áp dụng được:
1. Những quy luật cơ bản về:
- Cấu tạo, hoạt động, chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý.
- Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
2. Những nguyên tắc cơ bản về chăm sóc, chẩn đoán điều dưỡng và phòng bệnh.
3. Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
4. Phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
E. DƯỢC SĨ
- Có kiến thức vững vàng về khoa học cơ bản và y dược học cơ sở
- Có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cơ bản, kiến thức dược lâm sàng để cộng tác với bác sĩ y khoa hướng dẫn người bệnh hoặc nhân dân sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
- Luật pháp về sản xuất, sử dụng, lưu thông thuốc tân dược, đông dược.
- Có khả năng tự học vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
III VỀ KỸ NĂNG
A. BÁC SĨ ĐA KHOA
1. Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe, tổ chức chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
2. Đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp để chăm sóc, nâng cao sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường sức khoẻ cộng đồng và môi trường sức khoẻ.
3. Chẩn đoán và xử lý các bệnh thông thường và các trường hợp cấp cứu thông thường..
4. Chẩn đoán định hướng một số bệnh chuyên khoa.
5. Thực hiện được một số xét nghiệm đơn giản tại cộng đồng.
6. Chỉ định và đánh giá được một số xét nghiệm và kỹ thuật thăm dò chức năng cơ bản phục vụ cho chẩn đoán các bệnh thông thường.
7. Phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương công tác.
8. Đề xuất các biện pháp phòng chống dịch phù hợp và tham gia tổ chức phòng chống dịch.
9. Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng chống và chữa bệnh.
10. Có khả năng tự học để nâng cao trình độ, phấn đấu vươn lên.
11. Sử dụng tối thiểu một ngoại ngữ để đọc và hiểu tài liệu chuyên môn.
B. BÁC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN
1. Khám và chữa một số bệnh và một số chứng bệnh thường gặp bằng y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại.
2. Phát hiện và xử lý ban đầu một số bệnh cấp cứu.
3. Chỉ định và hiểu rõ ý nghĩa một số xét nghiệm thường quy và một số xét nghiệm đặc hiệu cho các bệnh thường gặp.
4. Làm được các bệnh án y học cổ truyền và y học hiện đại bao gồm: Chẩn đoán nguyên nhân, bát cương, tạng phủ, dạnh bệnh theo Lý, Pháp, Phương dược (khi dùng thuốc); theo Lý, Pháp, Kinh, Huyệt (khi châm cứu xoa bóp) để điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân (biện chứng luận trị).
5. Làm được các thủ thuật điều trị như: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh, thực hành bệnh viện (băng bó vết thương, cố định tạm thời, tiêm chích, lấy bệnh phẩm, chọc dò, thụt tháo…) bằng y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại khi cần thiết.
6. Làm một số thủ thuật (Bộ Y tế cho phép) chăm sóc bệnh nhân tại nhà và phục hồi chức năng tại cộng đồng bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại.
7. Tham gia nghiên cứu khoa học và tiếp cận các vấn đề theo phương pháp luận của y học cổ truyền và y học hiện đại. Tham gia bồi dưỡng, đào tạo cán bộ y học cổ truyền.
8. Tham gia thực hiện giáo dục sức khỏe tại cộng đồng và trong các cơ sở y tế.
9. Tham gia ngăn chặn, bao vây, dập tắt dịch bằng phương pháp y học cổ truyền và y học hiện đại.
10. Tham gia và thực hiện các chương trình giáo dục sức khoẻ, công tác dự phòng tại các cơ sở y tế nhất là chương trình y học cổ truyền như thừa kế, xã hội hoá y học cổ truyền, chăm sóc sưc khoẻ ban đầu.
11. Tham gia điều tra theo dõi để hiểu rõ tình hình sức khoẻ, dịch bệnh, các chỉ số sức khoẻ và thực trạng y học cổ truyền tại địa phương, đồng thời thực hiện các biểu mẫu hồ sơ thống kê liên quan.
12. Lập kế hoạc giải quyết các vần đề sức khoẻ ưu tiên và kế hoạch thực hiện phát triển y học cổ truyền.
13. Huy động cộng đồng, lồng ghép liên ngành để thực hiện chương trình y học cổ truyền và công tác sức khoẻ.
14. Tham gia giám sát và đánh giá các công tác y học cổ truyền tại địa phương.
15. Có khả năng tự học để nâng cao trình độ, phấn đấu vươn lên.
16. Sử dụng tối thiểu một ngoại ngữ để đọc và hiểu tài liệu chuyên môn
C. BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
1. Tổ chức và thực hiện được hoạt động tư vấn, giáo dục sức khoẻ trong chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân.
2. Thực hiện các kỹ thuật giám sát và đánh giá tác động môi trường, đề xuất các giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường.
3. Phát hiện các vấn đề về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và đề xuất các giải pháp can thiệp thích hợp.
4. Tổ chức và theo dõi quản lý sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp ở các ngành nghề khác nhau.
5. Tham gia giám sát, phát hiện sớm các bệnh dịch phổ biến và tổ chức phòng chống dịch.
6. Tham gia lập kế hoạch, tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động các dự án chương trình quốc gia về y tế dự phòng.
7. Tham gia chẩn đoán, xử trí cấp cứu các bệnh thông thường và một số bệnh chuyên khoa.
8. Thực hiện tập huấn, giám sát hỗ trợ cho y tế cơ sở và y tế dự phòng.
9. Tham gia thực hiện NCKH trong lĩnh vực y học và y học dự phòng.
10. Có khả năng tự học để nâng cao trình độ, phấn đấu vươn lên.
11. Sử dụng tối thiểu một ngoại ngữ, sử dụng và áp dụng được một số phần mềm công nghệ thông tin phục vụ cho quản lý NCKH.
D. CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG
1. Tổ chức thực hiện tốt y lệnh của bác sĩ, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý, phối hợp với bác sĩ để chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người bệnh.
2. Thực hiện được đầy đủ và thành thạo các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng.
3. Xây dựng, lập kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện quy trình điều dưỡng.
4. Làm tốt công tác quản lý ngành, tham gia tổ chức và đào tạo cán bộ điều dưỡng và nhân viên y tế.
5. Áp dụng y học cổ truyền trong công tác chăm sóc, phòng và chữa bệnh.
6. Tham gia phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương và đề xuất các biện pháp phối hợp nhằm phòng chống dịch.
7. Tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và cộng đồng.
8. Phối hợp thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường sưc khoẻ.
9. Có khả năng tự học để nâng cao trình độ, phấn đấu vươn lên, phấn đấu vươn lên.
10. Sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ để đọc và hiểu được tài liệu chuyên môn.
E. DƯỢC SĨ
1. Hướng dẫn xử dụng thuốc
- Hướng dẫn sử dụng thuốc thông thường chữa một số bệnh thường gặp trong cộng đồng.
- Tư vấn cho thầy thuốc chỉ định thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
- Thông tin thuốc cho cán bộ y tế, bệnh nhân và tham gia giáo dục cộng đồng về thuốc.
2. Bào chế, sản xuất thuốc
- Bào chế, sản xuất các loại thuốc thông thường và một số dạng thuốc mới.
- Chế biến một số vị thuốc cổ truyền thông thường.
3. Quản lý và cung ứng thuốc
- Tham gia vào việc đảm bảo chất lượng thuốc, cung ứng thuốc, một số dụng cụ y tế và mỹ phẩm.
- Thực hiện các văn bản pháp quy về dược.
- Tham gia lập, điều hành, triển khai kế hoạch về dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và các hoạt động chuyên môn về dược trong các chương trình y tế quốc gia.
4. Tự học và giúp đỡ đồng nghiệp
- Sử dụng tối thiểu một ngoại ngữ để đọc và hiểu tài liệu chuyên môn
- Có khả năng tự học để nâng cao trình độ, phấn đấu vươn lên.
- Cập nhật các kiến thức về y dược học và về các lĩnh vực có liên quan. Tham gia nghiên cứu khoa học và tham khảo tài liệu chuyên môn bằng tiếng nước ngoài.
- Phối hợp với đồng nghiệp tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn được giao. Hướng dẫn và giúp đỡ cán bộ trung học và sơ học về chuyên môn dược.
IV. YÊU CẦU VỀ THÁI ĐỘ
1. Tận tuỵ với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.
2. Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.
3. Trung thực, khách quan, khiêm tốn, có tinh thần học tập vươn lên.
4. Coi trọng việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.
5. Lắng nghe ý kiến của cộng đồng về các nhu cầu sức khoẻ và giải pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khoẻ cộng đồng.
V. VỊ TRÍ CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP
Sau khi tốt nghiệp sinh viên thuộc các mã ngành trên có thể làm việc tại:
- Các Viện nghiên cứu, Trường đại học Y, Dược và các Trung tâm nghiên cứu y khoa
- Các Bệnh viện đa khoa và Bệnh viện chuyên ngành của Trung ương và Địa phương.
- Các Trung tâm y tế.
- Các Phòng khám khu vực.
- Các Trạm y tế xã, phường.
VI. KHẢ NĂNG HỌC TẬP, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI RA TRƯỜNG
Sau khi tốt nghiệp ra trường các Bác sĩ, Dược sĩ và Cử nhân Đại học điều dưỡng có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ theo những mức độ bằng cấp sau:
1. BÁC SĨ
- Chuyên khoa định hướng
- Chuyên khoa I.
- Chuyên khoa II
- Thạc sĩ
- Tiến sĩ
2. DƯỢC SĨ VÀ CỬ NHÂN ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG
- Thạc sĩ
- Tiến sĩ
Thái Bình, ngày 02 tháng 6 năm 2010
HIỆU TRƯỞNG
PGS.TS Lương Xuân Hiến
HIỆU TRƯỞNG
PGS.TS Lương Xuân Hiến
Từ khóa:
công bố, ban hành, quyết định, hiệu trưởng, đại học, trình độ, đào tạo, y học, kiến thức, bác sĩ, trình bày, áp dụng, quy luật, cơ bản, cấu tạo, hoạt động, cơ thể, trạng thái, bình thường, tác động, qua lại
Những tin mới hơn
Tuần 19, năm học 2023-2024: Từ 19/11 đến 26/11/2023
|
Thông tin tuyển sinh
- Danh sách thí sinh dự tuyển ngành Điều dưỡng trình độ đại học liên thông từ trình độ cao đẳng hình thức vừa làm vừa học năm 2023
- Quyết định về việc ban hành Đề án tuyển sinh trình độ đại học liên thông từ trình độ cao đẳng
- Thông báo về việc nhận đơn xin phúc khảo tuyển sinh Sau đại học năm 2023
- Hướng dẫn Tân sinh viên nhập học Online
- Hướng dẫn nhập học năm 2023
- Danh sách thí sinh trúng tuyển các ngành hệ đại học chính quy năm 2023
- Thông báo điểm trúng tuyển các ngành trình độ đại học năm 2023
- Danh sách thí sinh trúng tuyển liên thông năm 2023
Tuyển sinh Sau đại học
:::Video hoạt động:::
Hoạt động nổi bật giữa hai Hội Hữu nghị Việt Nam Campuchia " Ươm mầm hữu nghị "
- Số: Thông báo về việc bán thanh lý câu Keo trồng tại Ký túc xá sinh viên và Thể thao đa năng
Tên: (Thông báo về việc bán thanh lý câu Keo trồng tại Ký túc xá sinh viên và Thể thao đa năng)
Ngày BH: (22/10/2023)
- Số: Nghị quyết Ban hành Quy định hướng dẫn một số hoạt động giám sát của Hội đồng trường
Tên: (Nghị quyết Ban hành Quy định hướng dẫn một số hoạt động giám sát của Hội đồng trường)
Ngày BH: (11/10/2023)
- Số: Nghị quyết Sửa đổi một số nội dung trong cơ cấu tổ chức thuộc Quy chế Tổ chức và hoạt động
Tên: (Nghị quyết Sửa đổi một số nội dung trong cơ cấu tổ chức thuộc Quy chế Tổ chức và hoạt động)
Ngày BH: (11/10/2023)
Tin tức Đào tạo
Thống kê
- Đang truy cập: 267
- Khách viếng thăm: 240
- Máy chủ tìm kiếm: 27
- Hôm nay: 58675
- Tháng hiện tại: 1592708
- Tổng lượt truy cập: 37029514
Ý kiến bạn đọc